Cách Ngồi Không Bị Gù Lưng: Bạn Đã Biết Chưa?

Tư thế ngồi đúng không những hạn chế được những tổn thương về lưng và cột sống mà còn giúp bạn nâng tầm vóc dáng cũng như tăng sự tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, tình trạng ngồi lâu kéo dài dễ khiến bạn ngồi sai tư thế, lâu dần thành thói quen, dẫn đến tăng nguy cơ thoái hóa cột sống, gù lưng, giãn tĩnh mạch… Để giải quyết vấn đề này, Cayatch sẽ gợi ý cho bạn những cách ngồi không bị gù lưng bạn nên tham khảo nhé!

Vì sao tư thế ngồi ảnh hưởng tới gù lưng?

Trước khi tìm hiểu về lý do “vì sao tư thế ngồi ảnh hưởng tới gù lưng”, chúng ta cùng tìm hiểu về khái niệm gù lưng. Vậy gù lưng được hiểu như thế nào? Gù lưng hay còn gọi là gù cột sống, đây là tình trạng cột sống phát triển bất thường, bị cong quá mức về phía trước gây biến dạng phần lưng trên.

Tư thế ngồi ảnh hưởng tới tình trạng gù lưng

Một trong những lý do chính gây ra bệnh gù lưng là do tư thế ngồi trong thói quen sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Khi bạn ngồi sai tư thế sẽ làm biến dạng cấu trúc xương, đặc biệt là cột sống, khiến xương bị cong vẹo, lâu dần gây ra tình trạng gù lưng.

Những trường hợp gù lưng nhẹ thường không cần thiết điều trị, người bệnh chỉ cần đeo nẹp định hình kết hợp tập luyện cải thiện tư thế. Tuy nhiên, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây đau đớn, biến dạng cấu trúc xương, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.

Nguyên nhân gây ra gù lưng khi ngồi

Tư thế ngồi sai có thể gây ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của xương cốt với mức độ nhẹ hoặc nặng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng gù lưng ở nhiều người bởi những thói quen ngồi dưới đây:

  • Ngồi đúng ở một vị trí trong khoảng thời gian dài.
  • Ngồi nghiêng sang một bên quá lâu khiến cột sống bị cong vẹo.
  • Ngồi bắt chéo đầu gối hoặc mắt cá chân.
  • Ngồi lâu nhưng không sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cơ.
  • Ngồi ở tư thế chông chênh, không hỗ trợ đầy đủ cho lưng, đặc biệt là lưng dưới.
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng gù lưng
  • Ngồi ngả lưng trên và phần vai ra phía sau, còn phần mông ở mép ghế.
  • Ngồi ngửa cổ, hướng cằm về phía trước trong thời gian dài khi nhìn màn hình máy tính, điện thoại hoặc cúi đầu khi đọc tài liệu.
  • Đặt bàn chân không đúng cách hoặc ngồi ghế quá cao khiến chân không chạm đất để đặt vuông góc với mặt sàn.

Xem thêm >>> Dân văn phòng bỏ túi ngay các cách tập chống gù lưng

Cách ngồi không bị gù lưng hiệu quả nhất

Mọi tư thế ngồi đều có thể gây tác động tốt hoặc xấu đến sự phát triển của xương cốt, gân cơ và dây chằng. Để tránh ảnh hưởng xấu, lâu dần xuất hiện tình trạng gù lưng, Cayatch đã tìm hiểu và lựa chọn ra những cách ngồi không bị gù lưng hiệu quả nhất bạn không nên bỏ qua nhé!

Lựa chọn ghế ngồi phù hợp

Để hỗ trợ cho tư thế ngồi đúng và tạo cảm giác thoải mái, bạn nên cân nhắc đến những mẫu ghế ngồi phù hợp với vóc dáng và nhu cầu sử dụng. Ghế ngồi không nên quá cao hay quá thấp với người dùng mà phải vừa tầm để chân có thể đặt vuông góc với mặt sàn khi sử dụng nhằm hỗ trợ tư thế ngồi đúng nhất.

Bạn nên lựa chọn ghế ngồi phù hợp với vóc dáng

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn mẫu ghế ngồi phù hợp với nhu cầu sử dụng bởi mỗi loại ghế sẽ có chức năng riêng với mục đích sử dụng khác nhau như trong sinh hoạt đời thường, học tập hay làm việc… Một trong những mẫu ghế đáng xem xét nhất chính là ghế chống gù bởi khả năng chống gù, cong vẹo cột sống hiệu quả.

Các nguyên tắc cơ bản của tư thế ngồi

Bạn có thể điều chỉnh và duy trì tư thế ngồi đúng khi áp dụng các nguyên tắc cơ bản của tư thế ngồi dưới đây:

  • Tư thế để chân: bạn nên để chân tạo một góc 90 độ so với mặt sàn, hạn chế ngồi co một chân lên hay bắt chéo chân. Lưu ý đầu gối chỉ nên để ở cùng độ cao hoặc thấp hơn một chút so với vùng hông để tránh tình trạng dồn lực xuống mặt ghế.
  • Tư thế đối với lưng: bạn nên ngồi thẳng lưng, có thể tựa vào thành ghế hoặc dùng miếng tựa lưng trong trường hợp ghế quá sâu. Ngồi đúng tư thế sẽ giúp lưng bạn không bị đau và giảm tình trạng cong vẹo cột sống.
  • Tư thế để tay: phải đảm bảo cẳng tay và cánh tay tạo với nhau một góc 90 độ, tư thế này sẽ hạn chế tạo áp lực cho cổ tay và vai khi bạn phải làm việc/học tập trong khoảng thời gian dài.
Bạn cần nắm được các nguyên tắc cơ bản của tư thế ngồi
  • Tư thế đối với cổ: bạn nên điều chỉnh chiều cao của ghế và bàn sao cho phù hợp với vóc dáng để tránh tình trạng cổ bị cúi hoặc ngửa quá lâu khi làm việc/học tập.
  • Tư thế đối với mắt: phải đảm bảo khoảng cách giữa mặt và vật nhìn là 50cm, đồng thời kết hợp một số bài tập luyện cho mắt để hạn chế mỏi mắt.
  • Tư thế đối với đầu gối: nên giữ khoảng cách vừa đủ giữa mặt sau của đầu gối và ghế ngồi. Ngoài ra, đầu gối và bắp chân nên tạo với nhau một góc 90 độ hoặc hơn chút.
  • Đặc biệt, bạn không nên ngồi ở một vị trí trong khoảng thời gian dài, thay vào đó hãy nghỉ ngơi ít nhất 10 phút sau mỗi giờ ngồi.

Thường xuyên vận động

Một trong những cách hiệu quả giúp bạn ngồi không bị gù lưng là thường xuyên vận động và tập luyện những bài tập giãn cơ. Việc vận động mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn thêm săn chắc, khỏe khoắn, kết hợp những động tác giãn cơ giúp các cơ được thư giãn và tăng độ đàn hồi. Một số bài tập cơ bản chúng ta có thể kể đến như bài tập căng cơ cổ, bài tập căng cơ hông và lưng, bài tư thế cây cầu hay bài tư thế con mèo.

Thường xuyên luyện tập những bài giãn cơ

Tuy nhiên, để những bài tập mang lại hiệu quả cao, bạn nên tham khảo sử dụng thêm đai hỗ trợ định hình cột sống, tránh mang vác vật nặng và có chế độ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là vitamin D và canxi.

Xem thêm >>> 5+ Cách Chống Gù Lưng Đơn Giản: Lời Khuyên Hữu Ích Từ Chuyên Gia

Trên đây là những gợi ý về cách ngồi không bị gù lưng đã được Cayatch tìm hiểu và lựa chọn kĩ lượng nhất. Mong rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra gù lưng cũng như tìm được cho mình những giải pháp tối ưu nhất. Hiện Cayatch đã cập nhật thêm nhiều thông tin liên quan đến tình trạng này, cùng truy cập website Cayatch.com.vn để biết thêm chi tiết nhé!

Trả lời

Chat Zalo

0964563781