Gù lưng là một tình trạng phổ biến, nhất là trong thời đại công nghệ số hiện nay khi con người dành nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính hoặc cúi đầu xem điện thoại. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu bị gù lưng sớm, từ đó tìm giải pháp chữa trị kịp thời? Hãy cùng Cayatch khám phá những biểu hiện chính của tình trạng gù lưng trong bài viết sau đây.
Thế nào là gù lưng?
Gù lưng hay gù cột sống là hiện tượng mà cột sống có dấu hiệu cong quá mức về phía trước gây ra biến dạng phần lưng trên. Tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi từ người già tới trẻ nhỏ.
Đa phần các trường hợp gù lưng nhẹ thường gây ra một vài vấn đề không đáng kể, không cần thiết điều trị. Tuy nhiên nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng thì có thể gây đau đớn, biến dạng cấu trúc hoặc thậm chí làm ảnh hưởng tới hô hấp.
Dấu hiệu nhận biết gù lưng từ sớm
Dấu hiệu bị gù lưng có thể nhận thấy thông qua mắt thường như:
- Lưng còng, có dáng đi khom người về phía trước. Có thể nhìn rõ từ bên hông.
- Vai mất cân đối.
- Chiều cao bị giảm.
- Khó khăn trong việc đứng thẳng, đặc biệt là vào các thời điểm cuối ngày.
- Bị đau lưng càng ngày càng nặng từ âm ỉ cho tới đau nhức dữ dội. Cơ thể bị mệt mỏi.
- Vùng lưng trên có cảm giác cao bất thường. Các cơ đùi ở mặt sau bị căng cứng.
Trong một vài trường hợp khi mà triệu chứng tiến triển nặng hơn thì sẽ dẫn tới dấu hiệu:
- Yếu và có cảm giác tê, ngứa ran ở lòng bàn chân.
- Mất cảm giác.
- Thay đổi các thói quen trong sinh hoạt đại tiện.
- Cảm xúc tự ti do vóc dáng không như ý.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gù lưng
Sau khi biết được một vài dấu hiệu bị gù lưng bên trên thì dưới đây là một vài nguyên nhân dẫn tới tình trạng này bạn cần nắm được. Tham khảo ngay nhé!
Do sinh hoạt không đúng cách
Trẻ trong độ tuổi đến trường mà không được rèn luyện thói quen ngồi đúng tư thế cũng dễ dẫn tới tình trạng gù lưng, cong vẹo cột sống. Cũng có nhiều trường hợp sau một vài chấn thương mạnh trẻ xuất hiện dấu hiệu bị gù lưng.
Tật gù lưng bẩm sinh
Được coi là một dị tật bẩm sinh khi thai nhi phát triển không bình thường, bị thiếu đốt sống hoặc có sai sót trong quá trình hình thành đốt sống. Nếu như trẻ bị bẩm sinh thì ngay khi sinh ra đã có thể phát hiện được. Cũng có nhiều trường hợp gù bẩm sinh do các đốt sống không tách rời để hình thành đĩa đệm như người bình thường. Trường hợp này chỉ có thể phát hiện được trong giai đoạn trẻ tập đi.
Do rối loạn dinh dưỡng
Một vài trẻ nhỏ xuất hiện dấu hiệu bị gù lưng do rối loạn dinh dưỡng trong quá trình trao đổi chất. Cơ thể không hấp thụ được các khoáng chất như canxi, magie, phốt pho,.. khiến xương và cốt sống kém phát triển.
Mắc các bệnh lý về xương
Ngoài ra, việc trẻ bị gù lưng cũng xuất hiện từ một vài các bệnh lý về xương như Scheuermann. Đây là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm gây hoại tử xương sụn, dễ thay đổi và làm biến dạng sống lưng. Trường hợp này thường gặp ở lứa tuổi trẻ vị thành niên và xuất hiện nhiều ở các bé trai.
Xem thêm >>> Gù lưng có chữa được không? {Giải đáp thắc mắc}
Một số cách phòng tránh bệnh gù lưng hiệu quả
Dưới đây là một vài cách phòng tránh bệnh gù lưng hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Tư thế đi đứng, thẳng, không buông thõng vai
Để phòng tránh việc xuất hiện dấu hiệu bị gù lưng trên trẻ nhỏ thì cha mẹ nên quan sát kỹ dáng đi của bé ngay khi mới tập đi. Hãy hướng dẫn con giữ đầu thẳng, cân bằng hai vai và hơi ưỡn ngực về phía trước. Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là khoảng thời gian quan trọng nhất để trẻ tránh bị gù hoặc cong vẹo cột sống sau này.
Bên cạnh đó ở độ tuổi tiểu học hay trung học đều cần rèn luyện thói quen ngồi học một cách nghiêm khắc. Không nên tì ngực hoặc nằm dài trên bàn. Trong khi đó cha mẹ cũng cần quan sát trẻ cẩn thận và nếu có dấu hiệu bất thường thì cần được uốn nắn kịp thời để tránh dị tật.
Hạn chế đeo balo, cặp sách quá nặng
Các chuyên gia đưa ra lời khuyên trẻ em không nên mang cặp sách nặng quá 10 – 15 % trọng lượng cơ thể. Khi đeo những chiếc ba lô nặng trên vai không đúng cách sẽ khiến trọng lượng kéo về phía sau. Để giữ thăng bằng thì trẻ sẽ phải cúi người về phía trước hoặc còng lưng dẫn tới cột sống bị biến dạng.
Chính vì thế mà cha mẹ cần mua những dạng balo chuyên dụng, nhẹ, có độ dài dây phù hợp cho các bé.
Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe
Bên cạnh những cách phòng chống bệnh gù lưng bên trên thì bạn cũng có thể cho trẻ nhỏ thường xuyên tập các bài tập thể dục rèn luyện sức khỏe. Các bài tập có thể định hình cột sống một cách đáng kể.
Theo một vài nghiên cứu về lợi ích của giải pháp này cho thấy hiệu quả mang lại là vô cùng tốt. Do vậy mà bạn có thể duy trì thói quen cho trẻ tập luyện tối thiểu từ 3 đến 4 lần để ngăn ngừa các dấu hiệu bị gù lưng.
Lời kết
Trên đây là tổng thể các thông tin quan trọng về dấu hiệu bị gù lưng mà Cayatch.com.vn muốn gửi tới bạn. Mong rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới để chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho các bé và tránh được nhiều vấn đề không mong muốn.